Trang Thời Sự




Cái chết thê thảm của những nhà độc tài

Tác giả: Kiều Trọng Tấn
Thể loại: Thời sự

     Lịch sử đã chứng minh những nhà lãnh đạo độc tài các quốc gia trên thế giới, thường kết thúc một triều đại độc tài của mình bằng sự trả giá thê thảm trên sinh mạng! Xa xưa hơn có những cái chết của những nhà độc tài như Hitler, mussolini... Gần hơn là Nicolae Ceausescu, Pon pot, cận đây nhất là sự cáo chung của hai nhà lãnh đạo độc tài Iraq và Libya. Cái chết của họ cũng là một minh chứng cụ thể để trả lời cho luật nhân quả khi họ áp dụng chính sách độc tài tàn ác để cai trị thần dân của mình. Trong bài viết nầy, để cảnh báo viễn ảnh những nhà lãnh đạo độc tài chế độ CSVN, tôi xin nêu lên những minh chứng tội ác của hai nhà lãnh đạo khét tiếng độc tài: Saddam Hussein và Muammar Gaddafi. Từ đó, chúng ta có sự so sánh điểm tương đồng trong chính sách độc tài của chế độ CSVN hiện nay.

** Saddam Hussein:
      Cầm quyền đất nước Iraq suốt mấy thập niên! Là một đồng minh thân tính của Hoa Kỳ Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, Saddam Hussein đã tham gia đảng Baath có chủ trương thế tục khi còn ở tuổi thiếu niên. Không lâu sau khi giữ chức tổng thống vào năm 1979 ở tuổi 42, Saddam Hussein nhanh chóng củng cố quyền hành bằng cách xử tử hàng trăm sĩ quan cao cấp và những chính khách bị nghi thuộc phe chống đối.
     Saddam Hussein là người Ả Rập theo hệ phái Sunni và đã đưa rất nhiều bà con trong dòng tộc ở Tikrit vào nắm những chức vụ quan trọng trong chính phủ. Với những biện pháp tàn bạo, ông đã gieo rắc sợ hãi trong dân chúng, đặc biệt là đối với khối người Hồi giáo Shia chiếm đa số và khối người Kurd.
      Sau khi nắm được quyền lực vào năm 1979 sau một cuộc đảo chính, Saddam đã tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài nhằm xâm lăng nước láng giềng Iran suốt 8 năm (1980-1988) làm hàng triệu người chết và tàn phế của cả hai bên. Điều này đã khiến Liên Hiệp Quốc phải thông qua một nghị quyết cấm vận Iraq.
      Quân đội Saddam thảm sát dân thường Iraq ở Halabjal năm 1988Năm 1990 ông tiếp tục phát động Chiến tranh vùng Vịnh nhằm xâm lăng quốc gia nhỏ bé Kuwait. Do sự can thiệp của Hoa Kỳ và các nước, Saddam phải chịu thất bại và rút quân.
      Trong nước ông nổi tiếng vì phong cách lãnh đạo "bàn tay sắt". Khi con trai ông bị ám sát, ông đã cho quân giết sạch những người dân ở các làng gần đó. Tiêu biểu cho thời kỳ Saddam có cuộc tàn sát 148 dân làng Doujail người Shiite (năm 1982); cuộc tận diệt khoảng 200.000 người Kurd năm 1988 trong chiến dịch Al-Anfal bằng vũ khí hóa học; cuộc tàn sát người Shiite năm 1991, sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (số nạn nhân không biết rõ, hàng vạn, hay hàng chục vạn người)...
   Kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ người ta đã khám phá 300.000 thi hài chôn trong các hố tập thể.
   Trong thời kỳ Saddam nắm quyền, kinh tế Iraq xuống dốc trầm trọng trong khi ông tích lũy được một khối lượng tài sản khổng lồ lên tới hàng tỷ USD trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ[cần dẫn nguồn].
     Năm 2003 chế độ độc tài của ông sụp đổ khi Hoa Kỳ và các đồng minh của họ tiến vào Bagdad.
      Dù kinh tế Iraq sa sút trầm trọng dưới thời Saddam nhưng ông vẫn sắm cho mình du thuyền Al Mansour (gần 200 triệu USD), dài 122m. Du thuyền gồm có 8 khoang này có cả trực thăng. Hơn 20 năm trước nó được coi là du thuyền cá nhân đắt nhất thế giới.
      Những phung phí ngân sách nhà nước và hành động tàn ác của Hussein, buộc người dân Iraq phải đứng lên lật đỗ chế độ độc tài gian ác.

** Muammar Gaddafi:
      Cai trị độc tài xứ Libya hơn 42 năm. Tội ác của Gaddafi đối với dân Libya như sau:
Đại tá Gaddafi sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942 tại Surf Tripolitania,  mất ngày 20 tháng 10 năm 2011, ông trở thành nhà  lãnh đạo trên thực tế của Libya từ một cuộc đảo chính năm 1969.
     Từ năm 1972, khi Gaddafi thôi giữ chức thủ tướng, ông đã được gán các danh hiệu "Người hướng dẫn cuộc Cách mạng Vĩ đại tháng 9 đầu tiên của Libya Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ả Rập Jamahiriya" hay "Lãnh đạo và Người hướng dẫn Anh em của cuộc Cách mạng" trong các văn kiện của nhà nước và báo chí chính thức. Nhưng một vài báo đài quốc tế và Việt Nam vẫn gọi ông là "Tổng thống Gaddafi".
     Sau cái chết của Omar Bongo của Gabon ngày 8 tháng 6 năm 2009, ông trở thành nhà lãnh đạo có thời gian giữ chức lâu thứ ba của mọi quốc gia hiện tại. Ông cũng là nhà lãnh đạo có thời gian phục vụ lâu nhất ở Libya từ thời Ali Pasha Al Karamanli, người cầm quyền từ 1754 đến 1795.
     Ngày 16 tháng 5 năm 2011, Tòa án tội phạm quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt Gaddafi và con trai với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người, bao gồm giết hại và tra tấn người biểu tình trong giai đoạn 15 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 2011. Gaddafi đã thực hiện một cuộc trấn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình chống lại chính quyền của ông, tiếp sau làn sóng nổi dậy ở khắp Trung Đông hồi đầu năm 2011. Ngày 27 tháng 6, Gaddafi và hai người thân cận nhất - con trai Saif al Islam và lãnh đạo tình báo Abdullah al Sanousi đã chính thức bị Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay ra lệnh truy nã quốc tế. Trong khi ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết rằng phần lớn các quốc gia châu Phi đã ủng hộ công lý quốc tế trong trường hợp này ngày 02 tháng 7 năm 2011 để trả lời cho lời đe dọa của Gaddafi, thì Liên minh châu Phi đã bác bỏ và tuyên bố không hợp tác thực hiện lệnh này cùng ngày.
     Tường trình từ Libya vào ngày thứ Hai 21 tháng 2, 2011 sơ sài và thiếu rõ ràng, nhưng một kết luận có vẻ chắc chắn, là: Chế độ độc tài đang bị vây khốn của Moammar Gaddafi đã khởi đầu cuộc chiến chống lại nhân dân của mình, và phạm những tội ác không những cần phải lên án, mà cần phải có hành động từ thế giới bên ngoài.
     Hãng truyền hình Al-Jazeera loan tin rằng, phi cơ chiến đấu đã hợp với lực lượng an ninh tấn công những người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Tripoli; các nhóm bảo vệ nhân quyền nói rằng hàng trăm người đã bị giết trong các cuộc đụng độ tại phía đông lãnh thổ. Chính phái bộ ngoại giao của Libya tại Liên Hiệp Quốc, mô tả những việc làm của chế độ là diệt chủng và yêu cầu quốc tế can thiệp.
     Lời kêu gọi của các nhà ngoại giao là một dấu hiệu chứng tỏ rằng, chế độ của Gaddafi sắp bị sụp đổ. Tin tức cho biết các lực lượng chống đối đã nắm quyền kiểm soát thành phố lớn thứ nhì trong nước là Benghazi, và một số đơn vị quân đội có thể đã bỏ hàng ngũ để gia nhập phía chống đối.
     Không biết ông Gaddafi, người đã cai trị Libya bằng bàn tay độc ác và bất thường từ năm 1969, hiện đang ở đâu. Dầu sao, con trai và cũng là người được coi như sẽ kế vị ông ta là Seif al-Islam Gaddafi đã đọc một bài diễn văn thiếu mạch lạc và ớn lạnh vào sáng thứ hai 21/01/2011, qua đó cảnh báo về một cuộc nội chiến và thề rằng “chúng tôi sẽ chiến đấu đến người đàn ông cuối cùng, người đàn bà cuối cùng, viên đạn cuối cùng”. Vào thứ hai, có vẻ như chế độ đã thi hành lời đe dọa này.
     Các nhà cai trị tại Tunisia, Ai Cập và Bahrain đều đã dùng bạo lực để chống lại các cuộc nổi dậy của công chúng. Nhưng hành động của chế độ Libya ở mức độ khác. Những gì đang xảy ra tại Tripoli và những thành phố khác, không phải chỉ đàn áp bằng võ khí giết người mà còn là tội phạm chống lại nhân loại.
    Hoa Kỳ đã dùng ảnh hưởng của mình để hạn chế bạo lực như vậy từ các chính phủ đồng minh, gần đây nhất là tại Bahrain. Bây giờ Hoa Kỳ cũng phải cùng với các đồng minh, đòi hỏi chế độ Gaddafi phải chịu trách nhiệm về những tội ác của họ.
    Bước đầu tiên để làm như vậy là công khai đòi hỏi thay đổi chế độ. Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton đã nói vào hôm thứ hai 21/01/2011 rằng, đã “đến lúc chấm dứt đổ máu không thể chấp nhận được” tại Libya. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã ra tuyên bố tương tự.
    Nhưng những việc làm của chế độ này đòi hỏi biện pháp mạnh hơn, kể cả việc tức thì hạ tầm mức liên lạc, và nêu trường hợp Libya ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu nên nêu rõ rằng nếu chế độ này vẫn tồn tại qua bạo lực, nó sẽ bị trừng phạt đích đáng hơn, kể cả trên kỹ nghệ dầu hỏa của họ.
    Dù tập đoàn Gaddafi có tiếp tục cầm quyền hay không, cũng phải mang họ ra trước công lý về cuộc đổ máu do họ đã gây ra. Nếu một chính quyền mới không xuất hiện tại Libya, Hội đồng Bảo an nên yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế thụ lý nội vụ.
    Các chế độ chuyên quyền Ả Rập, và các nhà độc tài trên khắp thế giới, cần phải nhận một thông điệp rằng họ không thể tàn sát nhân dân của họ mà không bị trừng phạt

** Chế độ CSVN:
      Sau ngày cưỡng chiếm miền nam 30/4/1975, chế độ CSVN áp đặt chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam để cai trị, đã làm đời sống kinh tế người dân Việt Nam trải qua một giai đoạn cùng cực và đói khát. Thời gian cầm quyền, CSVN đã giết chết hằng triệu người của chế độ củ VNCH, bằng hình thức tập trung cải tạo,  đánh tư sản mại bản đày  những nạn nhân đến vùng kinh tế mới!...
      Theo ước tính có khoảng hai trăm ngàn tù nhân bị chết trong các trại tù của CSVN và hơn năm trăm ngàn người Việt bị chết trên hành trình đi tìm tự do.!
      Nhưng tội ác lớn nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam là tạo ra cuộc chiến tranh Nam Bắc, với ngụy cớ là đánh bọn xâm lược đế quốc Mỹ và Ngụy quyền Sài Gòn, để phải gây chết chóc hơn 3 triệu người dân quân cán chính hai miền. Khi cưởng chiếm miền nam xong, bộ mặt thật của tập đoàn lãnh đạo CSVN hiện ra là một bọn bán nước. Hành động bán nước thể hiện rỏ ràng nhất gần đây là nhà cầm quyền VN đã nhượng bộ cho Trung Quốc những phần đất của tổ quốc Việt Nam như Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Tục Lãm, Hoàng và Trường Sa..v..v..
      Trước hành động buôn dân bán nước của tập đoàn CSVN, người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình bằng hình thức biểu tình phản đối  Trung Quốc xâm chiếm lảnh thổ VN, thì đã bị nhà cầm quyền CSVN ra lệnh cho công an đàn áp người biểu tình yêu nước một cách dã man!
      Nhìn vào thực tế của đời sống nhân dân VN hiện nay, mức sống vẫn còn nghèo túng và bấp bênh với giá sinh hoạt tăng hằng ngày. Trong khi đó thì tập đoàn lảnh đạo CSVN, điển hình là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã tìm mọi cách để rút ruột ngân sách nhà nước làm giàu. Nguyễn Tấn Dũng hiện nay được xem như một người giàu có đứng vào hàng thứ 6 trong số 10 người giàu nhất Á Châu.
       Như vậy, những hiện trạng chính trị, xã hội, kinh tế  ở VN bây giờ, có thể là những động lực để người dân đứng lên làm cuộc cách mạng giống như các nước Bắc Phi. Chừng ấy, liệu chế độ Hà Nội có còn bảo vệ được chế độ độc tài Đảng trị hay không?

** Kết luận:
   Qua những trình bày nêu trên, cả ba chế độ độc tài: Iraq, Libya và CSVN. Trên bình diện cai trị quốc gia, có cùng những tương đồng sau:
- Bọn lãnh đạo tha hồ rút ruột ngân sách nhà nước để làm giàu cho gia đình và dòng họ.
- Quan hệ ngoại giao khắng khít với Mỹ để phát triển đất nước ở giai đoạn đầu chuyển tiếp chính quyền.
- Dùng chính sách Công An trị để đàn áp nhân dân.
- Người dân không có những quyền tự do và dân chủ
- Bần cùng hóa nhân dân để cai trị.
    Như thế, Saddam Hussein và Gaddafi đã chuốc lấy cái chết thê thảm, bao giờ đến Nguyễn Tấn
Dũng đây?

Úc Châu 21/10/2011 

 Kiều Trọng Tấn